Khi người thầy thuốc dùng thuốc kích thích làm sớm rụng một cái trứng, chọc hút nó ra rồi nuôi dưỡng trong một môi trường cho nó chín muồi; sau đó lọc trong hàng tỷ tinh trùng ướp sẵn trong tủ lạnh, chọn lấy một con cứng cáp, rã đông, đợi nó đủ sức ngọ ngoạy rồi bơm thẳng vào cai trứng kia, thế là đã có thể tạo ra một… con người mới – thì y học tưởng như đã có thể thay thế được… Tạo hóa! Khi vẽ xong được bản đồ gène, người ta cũng hy vọng rồi đây sẽ có một công nghệ can thiệp trực tiếp vào gène người, chọn được màu mắt, màu tóc, lông mi, tình cảm, trí tuệ, ưng ý để phối hợp với nhau làm nên một mẫu người lý tưởng. Bộ phận nào trong cơ thể coi bộ hơi cũ, hơi quá đát một chút, thì có thể ra siêu thị sinh học mua ngay một cái mới để thay. Người ta cũng chế được các loại áo khi mặc vào sẽ cho biết ngay tình trạng tim mạch, nhiệt độ cơ thể mỗi lúc mỗi nơi; chế ra loại toilet khi ngồi vào lập tức hiện lên các thông số phân tích tình trạng phân, nước tiểu các thứ… xem tiếp …
Bò, tại sao điên?
Càng ngày người ta càng bị “vô sinh”, không hiểu tại sao! Vô sinh có tính “toàn cầu hóa” một cách rất rõ rệt. Nước càng tiên tiến, càng vô sinh. Tiên tiến trước vô sinh trước, tiên tiến sau (chậm tiến) vô sinh sau, còn đang phát triển thì… vô sinh từ từ! Trong khi người Âu – Mỹ đi tìm con nuôi dáo dác thì người Mễ, người Uganda… vẫn đẻ ào ào. Tại một quốc gia giàu có… thì người giàu đẻ khó hơn người nghèo. Nhà cao cửa rộng, tiện nghi đầy đủ, cao lương mỹ vị thì vô sinh nhiều còn nhà ổ chuột, thiếu ăn thiếu mặc thì đẻ nuôi không xuể! Trong một cuộc điều tra “Xã hội học – sức khỏe” tại một xã nghèo ở ngoại thành có tỷ lệ phát triển dân số rất cao, một thanh niên cho chúng tôi biết sở dĩ người ta đẻ nhiều là vì không có niềm vui nào khác! Mười năm sau trở lại chốn này đã thấy đô thị hóa, dịch vụ giải trí thừa mứa, người ta bận rộn nhiều việc, có nhiều niềm vui khác nên người ta không buồn đẻ nữa! Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng dễ dàng và tiện lợi, giá cả phải chăng và tại Anh, người ta còn cho miễn phí nhằm thúc đẩy phát triển dân số, “trẻ hóa” dân số đang già cỗi của họ nên chuyện thụ tinh nhân tạo sẽ ngày càng phổ biến. Cách đây khá lâu, một tạp chí Pháp đăng một bức tranh biếm, vẽ một đám cưới cô dâu chú rể đang âu yếm dắt tay nhau đi chào mọi người thì một đoàn các labo cầm ống nghiệm rồng rắn chạy theo để tiếp thị.xem tiếp …
Bác sĩ ơi (tiếp theo)
BS Đỗ Hồng Ngọc
– Vậy thì tôi hiểu rồi bác sĩ ơi!
– Hiểu cái gì?
– Hiểu tại sao bây giờ nhiều cô gái rất xinh mà lại có râu!
– Thiệt hả?
– Chớ bác sĩ không thấy sao? Làm bộ hoài…! Rồi còn…
– Còn gì nữa?
– Còn đàn ông sao ngày càng thấy giống… đàn bà! Ỏng ẹo, lã lướt, mỹ phẩm phấn son, nước hoa sực nức, vào ra mỹ viện …
– Cũng do hormone trong thức ăn ư?
– Không biết. Nhưng tôi có đọc một tin trên báo nói ở một con sông nào đó bên Anh quốc, cá đực biến thành cá cái hết trơn…xem tiếp …
Buổi nói chuyện tại Đại học Hoa Sen của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: “STRESS TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NGÀY”
Bùi Trân Thúy
Tôi biết và ngưỡng mộ BS Đỗ Hồng Ngọc đã lâu, từ lần đầu được tiếp xúc với anh (năm 1979) khi con gái tôi (chưa đầy 2 tuổi) bị một bệnh viện ở tỉnh chẩn đoán là “sơ nhiễm lao”. Tôi, lúc ấy, một người mẹ trẻ, là giáo viên tỉnh lẻ, chồng công chức, đồng lương ít ỏi, con gái mà “sơ nhiễm lao” thì sẽ thế nào đây? Gặp anh trong những năm đầu sau 1975, chưa có bệnh viện, phòng mạch tư, BV Nhi đồng thì lúc nào cũng quá tải. Tôi nhớ mãi giọng nói nhẹ nhàng của anh: “Theo tôi thì cháu không bệnh gì đâu, chỉ suy dinh dưỡng thôi, nhưng tôi sẽ cho làm xét nghiệm để có kết quả chính xác, không sao đâu!”. Với cái vỗ vai thân tình, tôi tưởng như ai đó đã tiêm cho mình liều thuốc hồi sinh và quả thật, con gái tôi không bị chứng bệnh mà lúc nghèo khó ấy, với tôi, thật là khủng khiếp! Chúng tôi ở lại BV Nhi đồng một thời gian và chen chúc cùng mọi người trong những bữa cơm chỉ dành cho bé chứ không dành cho người nuôi vì tất cả, lúc đó, đều ăn bột mì, bo bo, cơm chỉ dành cho bệnh nhi. Tôi không gặp lại anh lần nào và mừng thầm: con không bệnh nặng nên không cần phải được bác sĩ giỏi khám!xem tiếp …
Bác sĩ ơi!
BS Đỗ Hồng Ngọc
– Bác sĩ ơi?
– Dạ, có tui…
– Hổng dám… Chuyện động trời vậy mà bác sĩ im re?
– Chuyện động trời gì đâu?
– Chuyện mấy đứa nhỏ dậy thì…
– Ối, dậy thì thì đã dậy thì từ hồi tạo thiên lập địa…
– Nhưng đây là mấy đứa nhỏ xíu, mới 4 tháng tới 15 tháng tuổi mà đã dậy thì…
– Cái này thì lạ. Tôi thỉnh thoảng cũng có gặp trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khoảng 6-8 tuổi làm bà mẹ rất lo lắng…
xem tiếp …
Tiếng ta
Đỗ Hồng Ngọc
Nhà văn VP có lần khẳng định: “Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch”. Ông bảo thơ dịch giỏi lắm chỉ là dịch được cái ý thơ. Nhưng ý thơ đâu phải là tất cả bài thơ mà chỉ là cái nghĩa của bài thơ gốc thôi. Bởi ngoài cái ý ra, cái còn lại của bài thơ mới là những cái quan trọng, cốt tủy hơn. Đó là điệu thơ, thể thơ, giọng thơ, lời thơ, không khí bài thơ … Chẳng hạn ta không thể “dịch” bài thơ ‘Tống biệt hành’ của Thâm Tâm ra… thơ lục bát. Cũng vẫn là tiếng Việt đó thôi, nhưng đã là không thể, huống chi dịch qua tiếng Anh tiếng Pháp? Khi dịch Tống biệt hành sang thể thơ lục bát, nó đã không còn cái không khí của “tống biệt hành” nữa rồi!
Thế mà tập thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh – Spring Essence – của John Balaban nghe nói đang bán rất chạy, đang có rất nhiều người đọc. Một chuyện lạ, thú vị quá chớ!xem tiếp …
Chuyện khó nói… (tiếp theo)
BS Đỗ Hồng Ngọc
Thế nào là một chương trình Giáo dục giới tính toàn diện? Một chương trình giáo dục giới tính toàn diện dĩ nhiên trước hết phải… toàn diện, nghĩa là không manh mún, lẻ tẻ, mà có hệ thống, được soạn thảo không bởi một vài cá nhân “có thẩm quyền” theo quan điểm rất chủ quan của họ rồi áp đặt cho mọi người!
“Toàn diện” cũng bởi chương trình không chỉ dành riêng cho các nhà giáo dục, cho nhà trường – từ nhà trẻ đến sau đại học- mà còn cho truyền thông đại chúng, cho các tổ chức xã hội, tôn giáo, cho các bậc phụ huynh, người giúp việc trong mỗi gia đình… xem tiếp …
MỘT CHÚT LÁ RƠI
Huỳnh Ngọc Chiến
Từng ngày, từng ngày qua, chúng ta như một lữ khách đi trong cõi đời, thỉnh thoảng ghi vội vàng và vắn tắt những điều nho nhỏ và bình dị giữa cuộc sống : một đứa bé chào đời, một cuộc gặp gỡ tình cờ, một chiếc lá rơi, một cuộc chia ly, một nỗi buồn bất chợt. … Ghi lại như một vài ký chú nho nhỏ trong một trang nhật ký. Như một dấu mốc vu vơ nào đó trên con đường đời, rất dài mà cũng có thể là rất ngắn. Và những dòng chữ không cần dụng công đó –ngay trong cả những dòng thơ ghi lại những điều thương nhớ ngậm ngùi – lại vang lên giai điệu nhẹ nhàng của thơ ca, nhẹ nhàng như hơi thở, vì nó mang rất nhiều hơi thở của cuộc sống.xem tiếp …
Chuyện khó nói…
BS Đỗ Hồng Ngọc
Nếu bạn nghĩ rằng phải đợi đến một cái tuổi nào đó của trẻ rồi mới được bắt đầu làm “giáo dục giới tính” và cho rằng nhà trường mới chính là nơi có trách nhiệm trong vụ việc này thì bạn đã lầm rồi đó! Nhiều người cũng nghĩ như bạn.
Thật ra giáo dục giới tính phải được thực hiện càng sớm càng tốt và phải được bắt đầu ngay từ dưới mái gia đình. Bố mẹ, ông bà, người giúp việc… xem tiếp …
